Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Tây Ninh

Mời bạn đánh giá

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tây Ninh có trụ sở tại địa chỉ: Số 300 đường Cách Mạng Tháng 8 , Phường 2, Thành phố Tây Ninh, Tỉnh Tây Ninh, Việt Nam.
Điện thoại: (0276) 3822166
Email: sokhdt@tayninh.gov.vn
Web: http://sokhdt.tayninh.gov.vn/Pages/default.aspx

Danh sách các phòng ban Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Tây Ninh

– Thanh tra sở Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Tây Ninh
– Phòng đăng ký kinh doanh Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Tây Ninh
– Phòng hợp tác đầu tư Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Tây Ninh
– Phòng lao động – văn xã Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Tây Ninh
– Phòng kinh tế ngành Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Tây Ninh
– Phòng thẩm định dự án Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Tây Ninh
– Phòng quy hoạch – tổng hợp Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Tây Ninh
– Văn phòng Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Tây Ninh

I. Vị trí và chức năng Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Tây Ninh

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tây Ninh là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng tại kho bạc nhà nước tỉnh để hoạt động, trụ sở làm việc cụ thể tại tỉnh, chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Uỷ ban nhân dân tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư .

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tây Ninh có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tư, gồm: tổng hợp về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội; tổ chức thực hiện và đề xuất về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế – xã hội trên địa bàn tỉnh; đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài ở địa phương; quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), nguồn viện trợ phi Chính phủ; đấu thầu; đăng ký kinh doanh trong phạm vi địa phương; tổng hợp và thống nhất quản lý các vấn đề về doanh nghiệp, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; tổ chức cung ứng các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở theo quy định của pháp luật.

II. Nhiệm vụ, quyền hạn Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Tây Ninh
Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Tây Ninh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:

1. Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh:

a) Dự thảo quy hoạch tổng thể, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm và hàng năm của tỉnh, bố trí kế hoạch vốn đầu tư thuộc ngân sách địa phương; kế hoạch xúc tiến đầu tư của tỉnh; các cân đối chủ yếu về kinh tế – xã hội của tỉnh; trong đó có cân đối tích luỹ và tiêu dùng, cân đối vốn đầu tư phát triển, cân đối tài chính;

b) Dự thảo chương trình hành động thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh và chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch tháng, quý, 6 tháng, năm để báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh điều hành, phối hợp việc thực hiện các cân đối chủ yếu về kinh tế – xã hội của tỉnh;

c) Dự thảo chương trình, kế hoạch phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh;

d) Dự thảo các quyết định, chỉ thị; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật, phân cấp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

đ) Dự thảo các văn bản về danh mục các dự án đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài cho từng kỳ kế hoạch và điều chỉnh trong trường hợp cần thiết;

e) Dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể về tiêu chuẩn chức danh đối với cấp Trưởng, cấp phó các đơn vị thuộc Sở; Trưởng, Phó phòng Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện sau khi thống nhất ý kiến với Sở Tài chính theo phân công của Uỷ ban nhân dân tỉnh.

2. Trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh:

a) Dự thảo Quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh về lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở;

b) Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, tổ chức lại, giải thể các tổ chức, đơn vị thuộc Sở theo quy định của pháp luật;

c) Cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh theo phân cấp.

3. Giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư; tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt.

4. Về quy hoạch và kế hoạch:

a) Công bố và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh sau khi đã được phê duyệt theo quy định;

b) Quản lý và điều hành một số lĩnh vực về thực hiện kế hoạch được Uỷ ban nhân dân tỉnh giao;

c) Hướng dẫn các Sở, ban, ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã, xây dựng quy hoạch, kế hoạch phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội chung của tỉnh đã được phê duyệt;

d) Phối hợp với Sở Tài chính lập dự toán ngân sách tỉnh và phân bổ ngân sách cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong tỉnh.

5. Về đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài:

a) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính xây dựng kế hoạch và bố trí mức vốn đầu tư phát triển cho từng chương trình, dự án thuộc nguồn ngân sách nhà nước do tỉnh quản lý phù hợp với tổng mức đầu tư và cơ cấu đầu tư theo ngành và lĩnh vực;

b) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các Sở, ban, ngành có liên quan thực hiện kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển của các chương trình, dự án đầu tư trên địa bàn; giám sát đầu tư của cộng đồng theo quy định của pháp luật;

c) Làm đầu mối tiếp nhận, thẩm định trình các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh; tiếp nhận, thẩm định, quyết định các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước được Chủ tịch UBND tỉnh uỷ quyền; tiếp nhận, thẩm tra trình Ủy ban nhân dân tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư các dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp ( trừ các dự án đã phân cấp cho Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã);

d) Quản lý hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật; tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư theo kế hoạch đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; hướng dẫn thủ tục đầu tư theo thẩm quyền.

6. Về quản lý vốn ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ:

a) Vận động, thu hút, điều phối quản lý nguồn vốn ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ của tỉnh; hướng dẫn các Sở, ban, ngành xây dựng danh mục và nội dung các chương trình sử dụng nguồn vốn ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ; tổng hợp danh mục các chương trình dự án sử dụng nguồn vốn ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt và báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

b) Đánh giá thực hiện các chương trình dự án ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh xử lý những vấn đề vướng mắc trong việc bố trí vốn đối ứng, giải ngân thực hiện các dự án ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ có liên quan đến nhiều Sở, ban, ngành, cấp huyện và cấp xã; định kỳ tổng hợp báo cáo về tình hình và hiệu quả thu hút, sử dụng nguồn vốn ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ.

7. Về quản lý đấu thầu:

a) Thẩm định và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh về kế hoạch đấu thầu các dự án hoặc gói thầu thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh; thẩm định và phê duyệt kế hoạch đấu thầu các dự án hoặc gói thầu được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh uỷ quyền;

b) Hướng dẫn, theo dõi, giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về đấu thầu và tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện các dự án đấu thầu đã được phê duyệt và tình hình thực hiện công tác đấu thầu theo quy định.

8. Về doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh:

a) Là thành viên Ban chỉ đạo sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp của tỉnh; tổng hợp tình hình phát triển các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác;

b) Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về thủ tục đăng ký kinh doanh; đăng ký tạm ngừng kinh doanh; cấp mới, bổ sung, thay đổi, cấp lại và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện trên địa bàn thuộc thẩm quyền của Sở; phối hợp với các ngành kiểm tra, theo dõi, tổng hợp tình hình và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm sau đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp tại địa phương; thu thập, lưu trữ và quản lý thông tin về đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

9. Về kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân:

a) Đầu mối tổng hợp, đề xuất các mô hình và cơ chế, chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; hướng dẫn, theo dõi, tổng hợp và đánh giá tình hình thực hiện các chương trình, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh;

b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan giải quyết các vướng mắc về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân có tính chất liên ngành;

c) Đầu mối phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm, xây dựng các chương trình, dự án trợ giúp, thu hút vốn và các nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh;

d) Định kỳ lập báo cáo theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi Uỷ ban nhân dân tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan về tình hình phát triển kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh.

10. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư theo quy định của pháp luật và sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.

11. Chịu trách nhiệm hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý của ngành kế hoạch và đầu tư đối với Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã.

12. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực được giao.

13. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm và chống lãng phí.

14. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của các tổ chức, đơn vị sự nghiệp thuộc Sở; quản lý biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở theo quy định của pháp luật và phân cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh.

15. Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân công của Uỷ ban nhân dân tỉnh.

16. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

17. Thực hiện những nhiệm vụ khác do Uỷ ban nhân dân tỉnh giao theo quy định của pháp luật

 

Bài viết liên quan:



Gói cước lắp mạng FPT Tây Ninh cập nhật mới nhất

Lắp mạng FPT Tây Ninh – Miễn phí wifi 6Ghz & Box TV giọng nói

Nhằm tri ân khách hàng tại Tây Ninh, FPT tiếp tục các chương trình khuyến mãi đăng ký lắp mạng FPT Tây Ninh với ưu đãi miễn phí wifi 6G và Box điều khiển giọng nói: 1/ Khuyến mãi Tốc độ internet không giới hạn chỉ 209k Miễn phí trang bị wifi 6Ghz có 4 […]

Thành Lập Công Ty Tại Tây Ninh - Đơn Giản Và Chuyên Nghiệp

Thành Lập Công Ty Tại Tây Ninh – Đơn Giản Và Chuyên Nghiệp

Bạn đang có ý định khởi nghiệp tại tỉnh Tây Ninh nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Dịch vụ thành lập công ty tại Tây Ninh của chúng tôi sẽ là lựa chọn hoàn hảo để bạn có thể bắt đầu kinh doanh một cách thuận lợi và nhanh chóng. Tại sao nên chọn […]

Hướng dẫn nộp thuế môn bài mới nhất

Hướng dẫn nộp thuế môn bài mới nhất – Kế Toán Tây Ninh

Cho tôi hỏi cách nộp thuế môn bài online mới nhất được không? và cách nộp thuế môn bài như thế nào? Thuế môn bài là gì? Kế Toán Tây Ninh xin giải đáp như sau: I. Cách nộp thuế môn bài trên thuế điện tử mà người nộp thuế có thể tham khảo: Bước […]

hóa đơn điện tử

Xử lý sai sót hóa đơn điện tử thì bên bán và bên mua có phải bắt buộc lập văn bản thỏa thuận, ký tên, đóng dấu kèm hóa đơn điều chỉnh hoặc thay thế?

Tại điểm b1 Khoản 2 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định: “b1) Người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót. Trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn điều chỉnh cho […]

Những lưu ý về chính sách thuế đầu năm 2023

Những lưu ý về chính sách thuế đầu năm 2023

Kế Toán Tây Ninh xin được phép gửi đến Quý anh/chị doanh nghiệp một số thay đổi chính sách năm 2023 được chúng tôi cập nhật lại một số nội dung sau:

Liên hệ tư vấn